Tự ngủ không thành công – Tại sao??

TỰ NGỦ KHÔNG THÀNH CÔNG – TẠI SAO??

Đâu đó trong xã hội ngày hôm nay, các bố các mẹ của các em bé mới sinh, đọc được vội vàng một vài gạch đầu dòng về tự ngủ, và hối hả về nhà ốp/luyện/rèn tự ngủ cho con.

Con khóc banh nhà!

Mẹ cắn gối, bố đập điện thoại, bà hát bài ca opera bất tử mà tự ngủ mãi vẫn không đến!

Hôm nay ngày lành tháng tốt, để Chũn điểm lại những nguyên nhân mà tự ngủ không thể thành công các mẹ nhé.

Các mẹ giấy bút sẵn sàng chửa?

.
? TẠI ?CON?? NÀY……

1️⃣ CON ĐÓI

À đói thì giời cũng không ngủ nổi mẹ ạ, nữa là bé sơ sinh.
Ăn không hiệu quả sẽ làm con đói lắm đấy mẹ yêu.

Đối tượng nào thì ăn không hiệu quả:

– Đó là các chiến sỹ ti mẹ trực tiếp mà bị sai khớp ngậm, mút tí 1h những mút cho vui, nuốt được đôi giọt và đến lúc phải nhắm mắt đi ngủ thì bụng lại sôi òng ọc và đói cồn cào. Con đói cũng có thể do mẹ thiếu sữa, hoặc cả sai khớp ngậm và thiếu sữa.

– Đó là các đồng chí ăn phải những quả bình quá chậm, bé mút mỏi cả mồm mà sữa không xuống đủ, con nản quá bỏ đi làm việc khác, đến lúc phải đi ngủ mới sực tỉnh – nhớ ra, ô hay hình như mình vẫn chưa ăn gì!

– Đó là những đồng chị có những bà mẹ quá ki bo, con ăn hết bình mà vẫn không thèm cho thêm nữa, vì mẹ sợ giãn dạ dày. Ơ hay, thế ăn mà không giãn thì ăn làm gì. Dạ dày là túi cơ, không giãn thì túi cơ là cái hộp thiếc hả mẹ yêu???

– Đó là những đồng chí may mắn có khớp ngậm đúng, hoặc bình xịn núm chuẩn nhưng lại quá đen cho đội bán len, bị nằm trong một tư thế quá nóng – quá mỏi lưng – quá gập cổ – quá mỏi gáy nên thôi, ăn một tí đến đoạn mỏi chú nghỉ….nhưng đến đoạn phải ngủ, hết mỏi cổ thì ơ hay, bụng vẫn còn đói nguyên.

NẾU KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ ĂN HIỆU QUẢ, VUI LÒNG ĐỪNG THỰC HIỆN TỰ NGỦ LÀM GÌ, MẸ NHÉ.
ĂN CÒN CHƯA XONG, NGỦ NGÁY GÌ!!!!!!

2️⃣ ĐAU BỤNG

Hơi là kẻ thù của mọi em bé, từ ăn – chơi – ngủ cho đến đi ị, hơi hành hạ em đau đớn khôn nguôi. Nhiều hơi làm em không ăn được, chơi không vui, không ngủ nổi và ị ra đầy bọt đau hết cả cái hậu môn.

Quái đản hơn, hơi không những sinh ra từ những cú nuốt vội sữa vào miệng mà hơi con tự sản sinh ra trong quá trình sữa kết hợp với enzyme dạ dày nữa. Nên có khi con ăn xong 1h rồi mà trong người vẫn còn hơi. Mẹ mà quên không winddown ợ hơi cho bé trước khi ngủ, đặt con xuống thì cũng là lúc con cảm nhận cả đầy – cả đau bụng, sao con ngủ đây?

VÌ THẾ, HÃY Ợ HƠI THẬT KĨ CHO BÉ, SAU KHI ĂN VÀ CẢ TRƯỚC KHI ĐI NGỦ NỮA MẸ NHÉ!

3️⃣ SAI WAKETIME

– Chưa buồn ngủ đã bắt người ta đi ngủ rồi
– Quá giấc rồi tôi trằn trọc quá các ông ơi, đầu quay ong ong, mắt cứ bạnh ra dù tôi mệt lắm lắm rồi!!!!

2 thái cực ngăn cản tự ngủ đến với con. Vì thế, căn waketime chuẩn là nhiệm vụ hàng đầu của một bà mẹ muốn hướng con đến tự ngủ. Đây không phải là luyện, mà là sự nhạy cảm của người mẹ kèm thêm chút lí trí mà thôi. Hãy đọc bài trước của Chũn, nơi chúng ta bàn về tín hiệu ngủ của con, mẹ nhé!

4️⃣ Wonderweek

WW là lúc mà con mải học kĩ năng quên cả ăn lẫn ngủ. Giấc ngủ sẽ có chất lượng kém hơn và đòi hỏi con cần nhiều CÔNG CỤ HỖ TRỢ HƠN so với bình thường. Với các mẹ con đã biết tự ngủ, thì các mẹ sẽ nhận thấy con lùi một bước trong quá trình cai công cụ hỗ trợ.

Có bé 4m quay lại dùng quấn Chũn
Có bé 7m, 11m thậm chí 18m quay lại với Nhộng Chũn.
Hầu hết các bé cần winddown lâu hơn, có bé không thích winddown thì bây giờ lại phải wd như thường.
Và có bé cần lại whitenoise.

Mẹ cứ thử, để biết cái gì hiệu quả vượt ww mẹ nhé!


? TẠI HOÀN CẢNH ?⛱ NÀY……

5️⃣ QUÁ NÓNG – QUÁ LẠNH

Đố các mẹ ngủ được khi nóng chảy mỡ hay nằm rên hừ hừ đó. Về nguyên tắc, để đưa mình vào giấc ngủ thì chúng ta cần hạ nhiệt độ cơ thể xuống 2 độ so với thân nhiệt bình thường. Điều đó có nghĩa là ta cần thải nhiệt hiệu quả hơn ra môi trường khi ngủ.

Tây lông thì khuyên nhiệt độ lí tưởng để đi ngủ là 18-20 độ. Èo lạnh thế. Tây nhiều lông có khác, nhỉ!

Tuy nhiên nếu nóng ở nhiệt độ 24-25 thì cũng khá trằn trọc với những em bé thân nhiệt cao, cơ thể như một chiếc máy chạy nhanh nhưng thải nhiệt kém. Vì thế mẹ thường hay thấy mình lạnh ngắt mà đầu con thì vẫn mướt rượt mồ hôi.

Mẹ hãy dò thử xem nhiệt độ nào thoải mái với bé, sờ cổ ấm mà khô ráo, không mồ hôi, thì dù 2 hàm răng mẹ có đập vào nhau, đấy vẫn là nhiệt độ lí tưởng cho giấc ngủ của con đó!

6️⃣ ÁNH SÁNG

MELATONIN là một loại hormone do não tiết ra, giúp con người ngủ ngon – ngủ lâu và ngủ sâu.

Melatonin tiết ra khi cơ thể chúng ta vào môi trường tối.

Trẻ sơ sinh mới đẻ thửa hưởng melatonin từ mẹ, nên 6 tuần đầu đời, dù nằm dưới ánh sáng mặt trời chói chang thì con vẫn ngủ ngon.

Sau 6 tuần tuổi, melatonin sụt thê thảm, đó là nguyên nhân khó ngủ – catnap và dậy đêm khi melatonin thực hiện shut-down lúc 4h sáng. Hậu quả là dậy sớm!

Để kích thích melatonin, cha mẹ chúng ta chỉ còn cách duy trì môi trường ngủ thật tối mà thôi.

Trong vòng đời của trẻ, melatonin được tiết ra rất thấp ở năm đầu đời, sau đó hormone này được ổn định dần. Vì thế duy trì môi trường ngủ tối không phải là mãi mãi, đôi khi chỉ cần thực hiện cho năm đầu đời là đủ thôi, mẹ đừng nghe ai đó nói là phải “luyện cho nó ngủ sáng đi cho nó quen” đâu. Khi cơ chế tiết hormone ổn định, phòng sáng hơn con vẫn ngủ tốt, mẹ ơi đừng lo lắng quá nhé!

7️⃣ ĐỆM

Đang được trong vòng bụng êm ái của mẹ, được ôm chặt và nâng đỡ trong khối dịch lỏng và ấm, ùm một cái đã bị tống ra nằm trên cái đêm cứng như cái phản gỗ, sao tôi lại không khóc cơ chứ, sao mà tôi có thể ngủ được bây giờ?

Bởi vậy nhiều mẹ thấy con chỉ ngủ khi bế, khi nằm võng, hay ghế vải êm ái. Mẹ đã bao giờ nghĩ về độ cứng của chỗ con nằm chưa?

8️⃣ THIẾU CÔNG CỤ.

Công cụ gì, thế nào, làm sao và tại sao phải cần nó. Đi ngủ mà cũng nhiêu khê thế sao?

Mẹ cần hiểu rằng con còn rất nhỏ, và con vẫn cần dựa vào những yếu tố thân quen để cảm thấy an tâm, như người đứng giữa bể vẫn cần 1 chiếc cọc tiêu vậy.

Mẹ tìm hiểu về công cụ hỗ trợ tại đây, mẹ nhé:
https://hachun.vn/tu-ngu-6-16w-b2/


? CÓ MÀ TẠI MẸ ? ẤY……

9️⃣ SAI PHƯƠNG PHÁP

Ổ ôi nào là “không tiếng khóc” này, “4S 5S” này, “Bế lên Đặt Xuống” này, “nhiều tiếng khóc” này, “chiếc ghế biến mất” này, “NAPS plan” này….

Nhiều đến phát loạn các phương pháp, nhưng mẹ ơi, mẹ hãy đoc kĩ những điều này, đọc thật kĩ trước khi áp dụng nhé:

– Độ tuổi thực hành cho con. Xin mẹ đứng bắt em bé mới sinh, ăn còn chưa hiệu quả vào công cuộc CIO mẹ nhé. Hay cũng đừng áp dụng mù quáng tự ngủ cho bé 8-9 tuần mà bộ công cụ hỗ trợ thiếu liểng xiểng không quấn hay không whitenoise: không thành công nổi đâu. Mẹ đọc thật kĩ độ tuổi áp dụng và kĩ thuật cho từng phương pháp nhé, mẹ ơi!

– Tính khí của con: Em bé hàng xóm thành công với CIO không có nghĩa là con cũng sẽ chiến thắng với nó. Hãy xem xét toàn cục hoàn cảnh ăn ngủ và TÍNH KHÍ của con trước khi bắt đầu.

– Tính khí của mẹ: Mẹ nóng tính như lửa, thì thôi, mẹ áp dụng không tiếng khóc chỉ là một bài trường ca đau khổ cho cả mẹ và con mà thôi. Hãy đánh giá chính khả năng của bản thân trước khi bắt đầu, mẹ nhé. Tự ngủ không tiếng khóc thực tế là rất nhiều tiếng khóc từ phía mẹ, và thời gian vật vã dài lắm đó!

? SAI KĨ THUẬT

– Quấn sai mẹ Chũn gặp cũng kha khá
– Vỗ ợ sai, mẹ Chũn gặp hàng ngày
– 5S tại cũi sai hoặc không thực hiện, một phát bế lên luôn: thành ra boss 6 tuần một cách vô hình đã được thực hiện “Bế lên Đặt xuống” _ sai phương pháp --> bị quá khích và không thể ngủ nổi, mẹ Chũn gặp cũng nhiều nhiều, hihi
– Lạm dụng hỗ trợ, mẹ Chũn cũng đã gặp những mẹ hỗ trợ tại cũi cho bé hẳn 75 phút mà con không ngủ nổi, và cũng em bé đó, mẹ thực hiện chờ đủ thì tự vào giấc trong vòng 5 phút. Đôi khi cái mẹ nghĩ là tốt cho con, lại chưa hẳn đem lại hiệu quả cho bé, mà lại là một sự làm phiền con

1️⃣1️⃣KÌ VỌNG CỦA MẸ

– Nhiều mẹ ném khăn bỏ cuộc chỉ vì giấc 1 tự ngủ được mà giấc thứ 2 lại không.
– Nhiều mẹ bỏ cuộc vì ngày 1-2 tự ngủ mà ngày 3 con em ghét mẹ, con em trả thù hihi…
– Nhiều mẹ cho rằng con không tự ngủ được, vì con vẫn ê a đôi tiếng khóc trước khi vào giấc, dù chỉ là mantra.
– Nhiều mẹ bắt con phải tự ngủ không công cụ hỗ trợ, thế mới là tự lực cánh sinh chứ.

Omg!!!!

Mẹ ơi, con còn rất nhỏ, mỗi bước đi ngắn sẽ là khởi đầu cho một hành trình rất dài. Mẹ kiên nhẫn và tin tưởng thêm vào con một chút nhé. Sau ARA, con sẽ làm mẹ ngạc nhiên trầm trồ!!!!

—> Đấy, hết rồi, 10 nguyên nhân tại sao tự ngủ lại không đến với mẹ và con.

Mẹ thử điểm lại xem mình đã sai lầm ở chỗ nào nào. Với các mẹ đã có con tự ngủ, hãy chia sẻ thêm cùng Chũn những bài học đắt giá và những kinh nghiệm xương máu trong quá trình giúp con tự ngủ nhé.

nguồn #Hachun

tự ngủ không thành công – quấn chũn cocoon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *