Hiểu lầm về ti giả

HIỂU LẦM VỀ TI GIẢ.

Tự nhiên gần đây số lượng người hỏi mình về ti giả càng gia tăngđến mức báo động. Nhiều trường hợp hỏi có nên dùng ti giả để trì hoãn việc cho ăn quá gần nhau.

Có nên dùng ti giả khi con khóc. Có nên dùng ti giả khi con ngủ. Ti giả gây vâu vổ. Sợ cho ti giả sau không biết đường cai ti giả ra làm sao, vân vân và vân vi.

To suck or not to suck!
Bạn có biết, ti giả còn có tên gọi khác là dummy (vật làm “ngu”): cho vào miệng là con ngừng khóc, cho“ngu” người luôn bởi có cái ngậm ở miệng, hay bạn thân của trẻ em (binky), hay nhiều nhất và phổ biến nhất ti giả được gọi là soother, vật giúp bé TRẤN AN.

Thôi khỏi trình bày về cấu tạo ti giả thì cha mẹ nào nhà có con nhỏ chắc đều biết hình dạng của nó: một cái núm cao su được bịt kín một đầu (để bé không nút phải hơi khi ngậm ti giả, nên bé khôngbị đầy bụng khó tiêu), một một đầu còn lại nhô cao và to, làm bé không thể nuốt được ti.

Ti giả có nhiều hình dạng mô phỏng các loại ti của các mẹ, từ ti bò mẹ, ti dê mẹ, ti nái sề cho đến ti “hoàng hậu”, hé hé.

Ngoài ra, do tác dụngcủa ti giả là vật giúp bé trấn an và đưa bé vào giấc ngủ, giảm sự nhọc nhằn củaviệc ru đi ru lại, nhiều loại ti giả có thêm cấu tạo ốp sát vào vòm họng, chống rơi khi bé ngủ say (Dr.Brown).

Đi kèm với ti giả là vô vản các sản phẩm để giúp mẹ cài ti giả vào áo bé, tránh rơi xuống nền nhà, và bé có thể tiện tay cầm khi bé cần không nhờ đến cha mẹ.

Tuổi dùng ti giả đến mức tối đa có thể chấp nhận được ở xã hội phương tây là 6 tuổi.

Thường mẹ khuyến khích cai ti giả cho con từ 4 tuối khi con có tín hiệu sẵn sàng. Nhiều nơi cha mẹ hạn chế dùng ti giả sau 1 tuổi, chỉ dung khi bé đi ngủ.

Bạn có biết ti giả xuất hiện lần đầu ở Anh từ thế kỷ 17, vào những năm 1860 và được dùng để giúp trẻ em thư giãn và tự đưa mình vào giấc ngủ.

Ti giả được dùng phổ biến từ đó và trong vòng nhiều thế kỷ nay tại xã hội phương tây.

Một ứng dụng khác của ti giả là khi bé mọc răng, các mẹ thường đặt ti giả vào tủ đá cho thật lạnh để bé ngậm, sự lạnh của ti giúp bé giảm sưng và đau lợi.

(Bạn có xem phim tây sẽ thấy mỗi khi bị đau đớn chảy máu gì tây nó hay lấy gói đậu trong ngăn đá, hay một viên đá chườm vào chỗ đau để giảm thâm tím, giảm đau và làm nhanh đông máu là vì thế).

Vì vậy ti giả, hay vật thư giãn là công cụ các mẹ phương tây dùng để giúp con tự ngủ, và nhiều người hết sức ngạc nhiên khi con của mình, cả 2 bạn đề không dùng ti giả.

Họ hỏi: thế nó ngủ làm sao?

Câu trả lời là: có những bé tự sản xuất ra được cái ti giả cho riêng mình, nó luôn gắn trên người bé, nó luôn ở bên bé khi bé cần thư giãn để tự ngủ: đó là cái ngón tay.

Mỗi khi bé stress (ngạc nhiên chưa, trẻ con cũng có stress đấynhé), mỗi khi bé bối rối, mệt hay buồn ngủ, bé lạ, bé sợ, bé cần một cái gì đó để đưa đầu óc mình ra khỏi suy nghĩ đó, bé cần mút _ đó là phản xạ tự nhiên.

Mút để quên đời, thế nên mới được gọi là DUMMY (dịch thô: vật ngu).

Có bé quen dùng ti giả thì dùng ti giả, bé nào dùng tay, mẹ sẽ để kệ cho bé mút tay, miễn là bé chăm được mẹ lay tay là ổn.

Bọn Tây nhợn không có ý kiến gì khi thấy trẻ con mút ti giả hay ngậm tay, điều này là hoàn toàn bình thường.

Nó bảo, còn cần có cái để thỏa mãn bản năng mút mà khi sinh ra con người đã có: sucking reflex.

Sau nhiều tiến bộ của khoa học công nghệ, cùng với kỹ thuật siêu âm 3 chiều 4 chiều 3-4-5-6-7D thì người ta có thể nhìn thấy em bé ở trong bụng với đủ mọi tư thế, và (ngạc nhiên chưa) từ trong bụng, đa số các em đã biết mút tay….

Như một món quá tạo hóa dành tặng cho loài người, khả năng tự thư giãn ngay từ trong bụng mẹ.

Sau vài thế kỷ ti giả lộng hành ở phương tây, gần đây ti giả mon men vào Việt Nam.

Ổi ôi, người mình luôn hoài nghi bọn Tây ngu, lập tức gán bao nhiêu tội nợ lên cái tí giả, nào vô nào vẩu nào khó cai.

Con tự ngủ mà dùng tí, đéo bình thường một tẹo nào, phải ru phải rung phải võng mới bình thường.

Một số người tân tiến hơn áp dụng CIO tự ngủ, nhưng lại sợ dùng ti giả, bởi sợ sau không biết cai.

Không cho ngậm tay, sợ bẩn. Con khóc ròng rã và không có cách nào tự thư giãn thì tự ngủ là điều không tưởng.

Lúc này mới khó hiểu, tại sao lại sợ phải cai, quãng đường còn rất dài, từ đó đến lúc bé lớn đủ nhận thức để bỏ ti còn rất xa, thay vì đánh đổi cho những ngày giờ rung ru lắc, cho bé học cách tự thư giãn và tự ngủ, và tự nối giấc ngủ khi nửa đêm bé tỉnh giấc, điều đó có xấu xa gì?

Ti giả giúp bé trấn an

Sợ vô vẩu: ôi nhảm nhí quá. Bạn có biết khi sinh ra trẻ đã có RĂNG ĐẦY MỒM rồi không.

Chẳng qua là răng ý được phủ bởi lớp lợi dày và khi bé lớn dần lớp răng sẽ trồi lên.

Trừ khi bé bị gẫy răng, việc thay đổi cấu tạo xương hàm ở tuổi sơ sinh là một điều dường như rất khó, trừ Hàn quốc.

Cái gì cũng có thể xảy ra ở Hàn Quốc. Thế nên nhiều người bảo cho ăn BLW, ăn thiếu chất chậm mọc răng: nhảm. Ngậm tí giả làm vô răng: nhảm nhí.

Hiện tại chửa có khoa học nào chứng mình được điều ý, mà nên nhớ Tây nhợn nó đã có tí giả được 5 thế kỷ, họa có điên mà chúng nó bỏ qua những nghiên cứu kiểu này.

Mà nếu có điều đó xảy ra (tí giả làm vẩu răng, chắc 90% bọn chúng nó vâu con mẹ nó hết!).

Thế nên, chốt lại là, đừng đổ tội cho ti giả. Đừng hoài nghi. Đọc thêm một chút. Và hãy cho ti giả một cơ hội. Hoặc nếu không, đừng cản con khi con mút tay: đó là bản năng kỳ diệu của tạo hóa, để giúp con người trở về với trạng thái cân bằng tâm lý, thư giãn và tự tìm đến sự nghỉ ngơi.

Miễn là đừng quá lạm dụng nhau, sự dụng đúng thời điểm đúng mục đích với thởi lượng vừa phải, kiểu gì cũng tìm ra sự tích cực của sản phẩm kỳ diệu này.

Ti giả còn là một trong những nhân tố chống “hội chứng đột tử trẻ sơ sinh” SIDS.
———————
NGUỒN: QUẤN CHŨN ÔM GIẤC MƠ CON

Tìm hiểu thêm về quấn chũn :https://rubi.vn/san-pham/quan-co-dien-cocoon/

Liên hệ mua hàng chính hãng tại shopee.vn/123rubishop

Facebook.com/rubioshop

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *